CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ MÁY XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM TRONG QUÝ 4 - 2020

Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành xây dựng và ảnh hưởng tới giá máy xây dựng. Theo khảo sát của trang đánh giá uy tín - Vietnam Report cho thấy phần lớn doanh nghiệp cho rằng năm 2020 kinh doanh sẽ khó khăn hơn (73,9%), chỉ có 13,0% doanh nghiệp lạc quan kỳ vọng ngành XD-VLXD sẽ tăng trưởng hơn so với năm trước, 4,3% cho rằng ngành XD-VLXD sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định như năm 2019.

giá máy xây dựng

Đáng chú ý, khoảng 8,7% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thị trường sẽ “trầm lắng” trong 6 tháng đầu năm và sẽ trở lại sôi động trong 6 tháng cuối năm sau khi dịch COVID-19 kết thúc, và các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu có hiệu quả.

 

Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê thực hiện trong quý I/2020 chỉ ra rằng có đến 47,5% số doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hơn, 33,7% số doanh nghiệp giữ được ổn định và 18,8% số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.

 

Bên cạnh đó, Vietnam Report cũng công bố danh sách Top 10 nhà đầu tư xây dựng uy tín và Top 10 Công ty vật liệu xây dựng  uy tín năm 2020.

giá máy xây dựng

giá máy xây dựng

Ngành công nghiệp xây dựng hiện đại luôn gắn liền với các thiết bị cơ giới – hỗ trợ đắc lực cho con người trong các công trình xây dựng. Trải qua 6 tháng đầu năm, tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến ngành xây dựng Việt Nam. Và nó cũng ít nhiều khiến cho thị trường giá máy xây dựng trải qua nhiều biến động.

 

Chúng ta hãy cùng theo dõi các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường giá máy cơ giới tại Viêt Nam trong Quý 4 - 2020. Từ đó đưa ra được nhìn nhận khách quan và các hướng giải pháp cho doanh nghiệp của mình trong thời gian sắp tới

 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ MÁY XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM TRONG QUÝ 4-2020

 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ MÁY XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

1. Yếu tố thứ nhất – Thương chiến Mỹ Trung

Năm vừa qua, sự nóng lên của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tạo nên làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất vào Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp.

Bên cạnh tác động tích cực, Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc như:

- Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở lớn, lại phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt Nam. Khi 2 đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

- Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư thừa và có thể đổ về thị trường Việt Nam. Đồng thời nó gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn, bởi vì Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa.

- Ngoài ra, còn có những lo ngại về khả năng Trung Quốc lắp ráp sản phẩm và dán nhãn “Made in Việt Nam” để tránh thuế của Mỹ. Nếu Việt Nam không kiểm soát chặt chẽ vấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt tương tự như đối với Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng tác động mạnh tới thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam, cụ thể: 

- Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, TTCK Việt Nam sau khi đạt kỷ lục vào tháng 4/2018, đã xuất hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư (NĐT) ngoại liên tục rút vốn ròng. Bất chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực như: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao và dòng vốn FDI vào tiếp tục tăng.

- Chỉ trong vòng chưa đầy 01 tháng (từ 6/7 – 27/7/2018), các NĐT nước ngoài đã liên tục bán ròng trên cả 2 sở giao dịch chứng khoán với tổng giá trị gần 1.669 tỷ đồng. Dự báo tình trạng này còn tiếp diễn, các NĐT có xu hướng hoãn lại các các dự án đầu tư bởi do chiến tranh thương mại được dự báo sẽ còn tiếp diễn.

2. Yếu tố thứ hai – Chính sách áp thuế của Mỹ và Châu Âu đối với hàng hóa nhập khẩu. 

Mỹ và các nước châu âu áp thuế cao các nguồn hàng, linh kiện, nguyên vật liệu…. nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khiến cho giá đầu vào của chuỗi sản xuất tăng. Đồng thời kéo theo giá trị sản phẩm đầu ra tăng theo

3. Yếu tố thứ ba - Ảnh hưởng đặc biệt từ đại dịch Covid 19 

Do dịch COVID-19, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề, đa số có mức tăng trưởng quý 1 âm so với cùng kỳ năm 2019. Đại dịch gần như làm tê liệt hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước Mỹ trong tháng 4/2020. Việc đại dịch có thể bùng phát mạnh trở lại vào mùa thu và đông sẽ gây nhiều trở ngại cho nền sản xuất trong thời gian còn lại của năm 2020 hoặc sang năm 2021.

Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 lên kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong quý 2/2020, đạt 0,36% (yoy). Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 1,81% (yoy). Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.

Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất ổn và tương lai bất trắc. Sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng. Vì vậy mà tình hình sãn suất và nguồn hàng cung cấp cho nhu cầu sản suất không có.

4. Yếu tố thứ tư – Trung Quốc đang ứng phó với thiên tai – bão lũ – dịch bệnh 

Trung Quốc được ví như đại công xưởng của thế giới, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và lắp ráp máy xây dựng. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, quốc gia này liên tực phải gồng mình ứng phó với dịch bệnh và lũ lụt.

Điều này khiến cho ngành khai khoáng tài nguyên và sản suất các phụ kiện, sản phẩm cung ứng cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị trì trệ hoản lại.

5. Yếu tố thứ năm – Việt Nam phải đối mặt với các áp lực kinh tế sau đại dịch Covid 19 

Việt Nam phải đối mặt với áp lực giải ngân các dự án đầu tư công và các công trình bị trì trệ chậm lại do đại dịch Covid 19. Điều này khiến các chủ đầu tư thúc tiến độ, nhu cầu máy móc xây dựng tăng cao. Tuy nhiên các nguồn hàng khan hiếm do thế giới vẫn chưa đi vào sãn xuất bình thường được. Vì vậy mà nhu cầu máy sẽ rất cao bên cạnh nguồn hàng máy chất lượng khan hiếm.

6. Yếu tố thứ sáu - Ảnh hưởng của Tỷ giá 

Tỷ giá từ đầu năm đến nay hiện đã tăng 6% - 7%, giá của các mặt hàng nhập khẩu đồng loạt sẽ tăng 7% - 9% sau khi về tới VN (cộng thuế, phí vận chuyển cũng tính theo ngoại tệ).

Tỷ giá tăng một phần đồng việt nam suy yếu do chính sách điều chỉnh giảm chi tiêu mua sắm nhập khẩu, tập trung tiêu dùng hàng trong nước và đẩy mạnh suất khẩu. Từ đó chúng ta có thể nhìn nhận rằng giá các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng 10% - 15% so với trước đây 6 tháng.

 

KẾT LUẬN
 

Mặc dù ngành xây dựng và thị trường giá máy xây dựng trong năm nay không khả quan nhưng cũng cần nhìn nhận khách quan rằng, đây chính là giai đoạn thị trường tự điều chỉnh, tiến tới tái cấu trúc.

giá máy xây dựng

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể và linh hoạt như:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Tăng cường công tác quản trị tài chính.

- Tiếp tục phát triển thương hiệu

- Nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Một giải pháp quan trọng khác mà các doanh nghiệp xây dựng phải hướng tới đó là đảm bảo chất lượng tiến và tiến độ của các dự án, công trình hiện có. Thông qua việc đẩy mạnh đầu tư, ứng dựng các máy xây dựng hiện đại, công nghệ cao tại công trường. Nhằm rút ngắn thời gian thi công, giảm chí phí xây dựng và chi phí nguồn nhân lực.

Bình luận

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận